KHẢO-LUẬN

 

 

II.
B
INH-K CỔ-TRUYỀN

 

1 - Binh-Khí Phát-Xạ

 

C - MÁY BẮN ĐÁ

 

 

 

 

 

 

           Đầu tiên Máy Bắn Đá đã được sử-dụng từ nhiều thế-kỷ trước Công-Nguyên, bên Viễn-Đông nói chung và bên Trung-Hoa và Đại-Việt nói riêng.   Nó gồm có hai loại Binh-Khí Phát-Xạ :

           A) Binh-Khí Phát-Xạ phôi-thai từ « Cung-Nỏ » - Máy Bắn Đá về sau được người Hy-Lạp sử-dụng dưới danh-tự « Katapeltes » (Kαταπέλτης) bắt nguốn từ chữ κατά – kata « Xuyên thủng » với chữ πάλλω – pallo « Thuẫn » và được người La-Mã sử-dụng dưới danh-tự « Ballista ».
           Nguyên-bản, từ-ngữ « Katapeltes = catapulte » chỉ-định Máy Bắn Tên, trong khi từ-ngữ «Ballista = Baliste » là nói về Máy Bắn Đá, nhưng ý-nghĩa của hai từ-ngữ này đã bị đổi ngược từ thế-kỷ IV  của niên-kỷ chúng ta, khiến cho ngày nay thuật-ngữ bị u-tối.

Máy Bắn Đá «Ballista» của La-Mã
phôi-thai từ Cung-Nỏ

Máy Bắn Đá «Katapeltes» của La-Mã
phôi-thai từ Cung-Nỏ
(Phục-chế tại Les Baux-de-Provence - Pháp-quốc)

 

           B) Binh-Khí Phát-Xạ phôi-thai từ « Máy Bắn Đá » - Theo Đường Buôn Tơ-Lụa, Máy Bắn Đá được thuyên-chuyển đến các nước Cận-Đông, Trung-Đông để tham-dự những trận thánh-chiến giữa Hồi-Giáo và Công-Giáo. Do đấy, Máy Bắn Đá đã xuất-hiện tại Âu-Châu vào Thế-kỷ XI. 

           Theo thời-gian, « Máy Bắn Đá » được cải-tiến.

           Người ta gia thêm vào đầu cần phía kéo giây một Cân Đối-Trọng, và Máy Bắn Đá này được gọi là « Bricole » tại Pháp-quốc.

           Nguyên-tắc dùng Cân Đối-Trọng được áp-dụng và cải-tiến từ thế-kỷ XII ngỏ-hầu chế-tạo những Máy Bắn Đá mạnh hơn để công-hãm thành-trì : đó là những Máy Bắn Đá mang tên là « Trébuchet » và « Mangonneau » bên Pháp-quốc.

          « Máy Bắn Đá » gồm có nhiều loại :

           1. Loại « Máy Bắn Đá dùng Giây Kéo » :

               Loại « Máy Bắn Đá dùng Giây Kéo » này có thể bắn một đạn đá đẽo tròn nặng từ 3 Kg đến 12 Kg, với nhịp phát-xạ một phút bắn được một thạch-đạn ; lắm khi người ta dùng để bắn cả vừng đạn sỏi. Tầm cự-ly bắn xa từ 40 mét đến 60 mét với 6 người đến trên 8 người kéo giây.

Máy Bắn Đá dùng giây kéo
được đặt trên bốn bánh xe

Năm Máy Bắn Đá liên-hợp
dùng Tám giây kéo mỗi máy

              Tại Lâu-Đài Château de Calmont d'Olt những buổi thử phát-xạ với 12 người lớn đã phóng được một thạch-đạn nặng 1 kg bắn xa trên 80 mét, với nhịp phát-xạ là một thạch-đạn mỗi 30 giây.

 

Máy Bắn Đá dùng giây kéo
(Phục-chế tại Pháp-quốc)

(Tín-dụng Ảnh : J.-L. Chedal)

Máy Bắn Đá dùng giây kéo
(Phục-chế tại Lâu-đài Château de Castelnaud)

           2. Loại « Máy Bắn Đá dùng Cân Đối-Trọng » :

               Loại « Máy Bắn Đá dùng Cân Đối-Trọng » gồm có Bốn thứ « Máy Bắn Đá » :

               A) Máy Bắn Đá « Bricole »

               Máy Bắn Đá này được gia thêm vào đầu Cần Tác-Xạ, đằng phia kéo giây, một Cân Đối-Trọng cho dễ kéo và để phân-bù lại sức nặng của đạn-dược. Đây là loại « Máy Bắn Đá dùng Cân Đối-Trọng » xưa nhất, và được gọi là « Bricole » tại Pháp-quốc.

Máy Bắn Đá dùng giây kéo và cân đối-trọng
(Phù-điêu nơi đầu cột-trụ Giáo-Đường tại Carcassonne)

Máy Bắn Đá dùng giây kéo và cân đối-trọng
(phục-chế tại Les Baux-de-Provence - Pháp-quốc)

               Loại Máy Bắn Đá « Bricole » này có thể bắn một đạn đá đẽo tròn nặng từ 10 Kg đến 30 Kg, với nhịp phát-xạ một phút bắn được một thạch-đạn. Tầm cự-ly bắn xa đến 80 mét với 4 người đến 8 người kéo giây. 

               B) Máy Bắn Đá « Trébuchet »

               Người ta nghĩ rằng Máy Bắn Đá « Trébuchet » đầu tiên đã được những người theo Học-Phái Thầy Đạo Mặc bên Trung-Hoa sử-dụng từ thế-kỷ V trước Công-Nguyên vào Thời-Đại Chiến-Quốc 戰 國 時 代. Máy Bắn Đá này đã được mô-tả trong sách Thầy Mặc-Tử 墨子, tên thật là Mặc Ðịch 墨翟 (479-391 av. J.-C.).

               Máy Bắn Đá « Trébuchet » phôi-thai từ Ná Giây (Fronde) cổ xua. Kiểu Ná Giây được biến-đổi gồm có một thanh gỗ đặng nối dài tay và tác-động sức đẩy lên đòn bẩy dài hơn. Sự tiến-hóa của Máy Bắn Đá « Trébuchet » dùng giây kéo, sáng-chế bởi người Trung-Hoa, thì cốt ở sự hội-tụ một số người để kéo những sợi giây buộc vào một đòn bẩy ngắn hơn.

               Máy Bắn Đá « Trébuchet » nhỏ nhất có thể phát-xạ bằng trọng-lực và sức kéo của một người dùng mọt sợi giây, nhưng phần nhiều những Máy Bắn Đá « Trébuchet » đều thiết-kế để sử-dụng bởi 15 người đến 45 người, lệ-thường là hai người kéo một sợi giây.

               Loại Máy Bắn Đá « Trébuchet » này có cây Cần Tác-Xạ dài từ 8 mét đến 12 mét, với Cân Đối-Trọng nặng từ 8 tấn đến 18 tấn. Nó có thể bắn một đạn đá đẽo tròn nặng từ 80 Kg đến 100 Kg, với nhịp phát-xạ một giờ bắn được một tới hai thạch-đạn. Tầm cự-ly bắn xa đến 80 mét với 4 ngưới đến 8 người kéo giây. Tầm cự-ly bắn xa đến hơn 200m với 60 người sử-dụng. 

 

« Máy Bắn Đá "Trébuchet" dùng cân đối-trọng »
được đặt trên đát liền để phòng-vệ lâu-đài Châu-Âu.

« Máy Bắn Đá dùng cân đối-trọng »
vũ-trang Chiến-Thuyền Trung-Hoa.

 

«Máy Bắn Đá "Trébuchet" dùng cân đối-trọng »

« Máy Bắn Đá "Trébuchet" dùng cân đối-trọng »



               Loại Máy Bắn Đá « Trébuchet » này, vì thao-tác chùng-giật, nên chỉ có hiệu-năng để bắn theo đường cầu-vòng lên các thành-quách xây cao với độ chính-xác lới đối với những mục-tiêu to đầy nhưng không thể bắn theo đường cầu-vòng rất trái dài gần như đường thẳng.

               C) Máy Bắn Đá « Mangonneau »

               Dù rất giống loại Máy Bắn Đá « Trébuchet », loại Máy Bắn Đá « Mangonneau » này, là máy phức-tạp và chính-xác hơn nhiều. Trước hết, hệ-thống kéo Cần Tác-Xạ xuống gần mặt đất được hình-thành bởi Hai Bánh Xe cho người vào đó chạy : bánh xe này được nối-liền với một đầu Cần Tác-Xạ bằng những sợi giây quấn chạy qua những ròng-rọc.
               Một khi Cần Tác-Xạ đã được gài vào vị-trí, người lắp đạn đặt đạn đá vào một cái giỏ móc treo bởi hai sợi giây, dài khoảng 5 mét đến 6 mét, vào một đằng đầu Cần Tác-Xạ. Đằng đầu Cần Tác-Xạ kia, thì khoảng 15 người nắm kéo những sợi giây nối-liền với Cân Đối-Trọng. Vừa khi Cần Tác-Xạ được buông-thả, Cân Đối-Trọng chúc xuống kéo hất theo lên Cần Tác-Xạ và giỏ đựng thạch-đạn. Lúc một trong hai sợi giây nối-liền với giỏ đựng thạch-đạn này được nới lõng, thì nó liền tuột ra khỏi và tháo buông thạch-đạn bắn đi.
               Cự-ly phát-xạ được điều-chỉnh bởi những người nắm giây kéo Cân Đối-Trọng. Nắm kéo càng mạnh, thì Cần Tác-Xạ bật lên càng nhanh và thạch-đạn càng được buông-thả chậm. Như vậy, thạch-đạn càng được bắn đi nhanh, lại càng bay đi xa.

 

« Máy Bắn Đá "Mangonneau" dùng cân đối-trọng »

« Máy Bắn Đá "Trébuchet" dùng cân đối-trọng »



               Loại Máy Bắn Đá « Mangonneau » này được sử-dụng vào thế-kỷ XII đến thế-kỷ XIV, và có thể bắn một đạn đá đẽo tròn nặng đến 100 Kg, với nhịp phát-xạ bắn được một tới hai thạch-đạn một giờ. Tầm cự-ly bắn xa đến 100 mét với 12 người kéo giây. 

               Lúc giao-tranh, Máy Bắn Đá « Mangonneau » bắn thạch-đạn và những vật phóng-hỏa hay bất-cứ vật gì đang có sẵn để tấn-công và phòng-thủ. Trong số những phóng-khí lạ-thường nhất, người ta tính những xác chết và những xương-thịt thường đã vữa thối của động-vật hay tử-thi con người, được đem ra dùng trong mục-tiêu hăm-dọa, nãn-lòng địch đang bị vây-hãm và để truyền-nhiễm bệnh-hoạn cho họ. Chiến-thuật này thường chứng-thị hiệu-năng. Những trận xạ-kích mãnh-liệt và bất-ngờ của nó, phù-hợp hơn với sự tàn-phá những mục-tiêu có kích-thước đồ-sộ và bất-động như những nhà cửa hay thành-quách.

              Sự phát-xạ của Máy Bắn Đá « Mangonneau » có thể được điều-chỉnh về chiều cao xạ-độ và về cự-ly phát-xạ chính-xác hơn Máy Bắn Đá « Trébuchet », bởi vì nó phát-xạ theo đường vòng cầu lớn rộng hơn, nghĩa là bắn theo gần đường thẳng, và người ta lại có thể gia-tăng vận-tốc phát-xạ của nó.

               D) Máy Bắn Đá « Couillard »

               Máy Bắn Đá « Couillard » là một binh-khí phát-xạ đặng công-hãm, được dùng vào thời Trung-Cổ để phá-hủy thành-quách. Nó đã được sử-dụng từ thế-kỷ XIV đến thế-kỷ XVI, bắn những thạch-đạn từ 35 đến 80Kg đi xa 180m, theo nhịp phát-xạ có thể lên tới 10 thạch-đạn một giờ, với từ 8 người đến 16 người sử-dụng. Chúng ta có thể dễ-dàng tưởng-tượng sự tàn-phá gây nên bởi một Máy Bắn Đá như thế mà xạ-kích cả ngày lẫn đêm.  

              Máy Bắn Đá này gồm có một Cần Tác-Xạ dài, gọi đùa là "Verge" (Dương-Vật) đặt trên một cái trục. Ở đằng một đầu của Cần Tác-Xạ có hai bình dùng làm Cân Đối-Trọng, gọi đùa là "Couilles" (Ngọc-Hành) : do đấy mà Máy Bắn Đá mang tên là « Couillard ». Những phóng-vật (như thạch-đạn, xác chết thú-vật mang bệnh đặng ô-nhiểm lượng nước tích-trữ của nơi đang bị công-hãm) được đặt nơi đầu kia của Cần Tác-Xạ, vào trong một túi dồn giống như thể túi Ná Giây (Fronde).

« Máy Bắn Đá "Couillard" với hai cân đối-trọng »
đang được kéo cần-xạ đặng nạp đạn.

« Máy Bắn Đá "Couillard" với hai cân
đối-trọng » đang sẵn-sàng phát-xạ.

               Người ta kéo hạ thấp đầu Cần Tác-Xạ có treo túi Ná Giây đó xuống bằng những sợi giây, rồi họ đặt phóng-khí vào túi Ná Giây xong buông thả hết các sợi giây ra để bắn đi. Cự-ly phát-xạ của một Máy Bắn Đá « Couillard » này vượt xa hơn cả 100 mét để bắn tới 180 mét.

               Ngày nay, có một số Máy Bắn Đá « Couillards » đã được tái-tạo cho sự phục-chế, tại Pháp-quốc, như ở Larressingle nơi vùng Gers hay ở Lâu-đài Château de Calmont d'Olt nơi vùng Aveyron, ở Provins nơi vùng Seine-et-Marne, ở Lâu-đài Château de Largentière nơi vùng Ardèche và ở những Lâu-đài Châteaux des Baux-de-Provence và Lâu-đàiTiffauges, là những chốn có Máy Bắn Đá « Couillards » thực-thi hàng ngày những buổi phát-xạ thật-thụ để biểu-diễn.

               Đây là Máy Bắn Đá dùng Cân Đối-Trọng hoàn-chỉnh nhất. Hai bình Cân Đối-Trọng của nó dễ-dàng-hóa việc sử-dụng bằng cách chia đôi trọng-lượng chuyển-dụng. Việc chế-tạo cũng vì thế mà được đơn-giản-hóa : chỉ một cột-trụ là đủ (Máy Bắn Đá này rất cồng-kềnh với 5 mét chiều dài và 2,5 mét chiều rộng cùng với cột Nêu làm trụ dựng đứng cao đến 8,40 mét, mà có thể lãy cò với chỉ một người sử-dụng). Cột trụ này có khi được đóng chặc xuống đất, hay thường khi hơn, được đóng vào một khung-giàn bằng gỗ. Những Cân Đối-Trọng của những Máy Bắn Đá « Couillards » đầu-tiên là những túi lớn bằng da nhồi đất. Về sau, nó được thay-thế bằng những bình bằng gỗ và sắt tán đinh rivets được nhồi kim-loại. Trọng-lượng của Cân Đối-Trọng thay đổi từ 1,5 đến 3 tấn.

               Hiệu-năng của những Máy Bắn Đá « Couillards » kém hơn hiệu-năng của những Máy Bắn Đá « Trébuchets » nhưng nhịp phát-xạ của nó nhanh hơn từ 5 lần tới 6 lần, với một đội xạ-thủ rất ít người, đã cho nó được cạnh-tranh một thời-gian lâu dài với súng thần-công dùng thuốc đạn.

  

Ban Võ-Sư
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE


Trịnh Quang Thắng.

 

 

 

 

 

Trở lại Trang KHẢO-LUẬN
Binh-Khí Phát-Xạ

 

Copyright © 2004 - 2018 by ACFDV - All rights reserved.